Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Những điều khiến bạn nên dùng thử Sơn Mykolor Grand Cao Cấp

Trong rất nhiều hãng sơn lớn tại Việt Nam, Sơn Mykolor luôn có 1 chỗ đứng trong trái tim của người Việt.Sơn Mykolor luôn mang đến cho người sử dụng, các nhà thầu xây dựng độ tin cậy nhất.Sơn Mykolor Grand - không chỉ là 1040 màu sơn.Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều khiến bạn nên dùng thử Sơn Mykolor Grand

Xuất xứ rõ ràng

Sơn Mykolor Grand là 1 trong 3 sản phẩm chiến lược của Mykolor bao gồm Mykolor Grand, Mykolor Touch , Mykolor Platinum và tổng công ty 4Orange gồm Mykolor - Spec - Boss - Expo
Công ty cổ phần Hoàn THiện 259 là đại lý phân phối sơn cấp 1 tại Miền Bắc - Chúng tôi nói không với hàng giả, hàng kém chất lượng
my-kolor-grand

Mykolor Grand với những đặc tính ưu việt

Sản phẩm bột trét tường với hàm lượng keo vượt trội giúp bề mặt bột cứng, chống rạn nứt chân chim, da quy, dẻo ,thi công kéo nhẹ tay. Mykolor grand đa dạng sản phẩm hơn mykolor touch ( xem phân biệt mykolor grand và mykolor touch ) với sản phẩm chuyên dụng trong nhà mykolor grand marble feel for interior hàm lượng keo hơn 20%, mykolor grand marble feel for interior & exterior chuyên dụng cho cả trong và ngoài thường được gọi là bột 2 in 1, và mykolor grand marble feel for exterior chuyên dụng cho bên ngoài. Đa dạng về sản phẩm giúp chủ đầu tư thoải mái lựa chọn sản phẩm mà mình mong muốn.

Không chứa chì , thủy ngân gây hại cho sức khỏe

Theo sự phát triển của nền văn minh trên thế giới, đòi hỏi các tập đoàn sản xuất sơn lớn cần phải thây đổi, cải tiến công nghệ để sản xuất những dòng sản phẩm có tính năng vượt trội nhưng phải đảm bảo an toàn sức khỏe. Tức là giảm tối thiểu hàm lượng V.O.C độc hại có trong sơn nước. Tất cả các sản phẩm sơn mykolor grand đều có hàm lượng này rất thấp, thấp hơn quy định của thế giới đến 10 lần, và là một thương hiệu đi đầu trong công nghệ xanh, thân thiện môi trường.
Đột phá hơn với sản phẩm mykolor grand sapphire feel không mùi, không chứa bất cứ hàm lượng độc hại nào trong sơn dù là nhỏ nhất, sản phẩm này dùng cho nội thất với đầy đủ các tính năng chùi rữa, màn sơn bóng sáng. Thích hợp cho các công trình khách sạn, nhà hàng, bệnh viện hay cả nhà phố, nhất là những căn phòng cho trẻ em hoạt động vui chơi với tầng suất cao.
son-mykolor

Lên bản thiết kế 3D và tính toán chi phí miễn phí cho khách hàng

Ngày nay các hãng sơn nước cao cấp trên thị trường đều có dịch vụ phối màu này, nhưng với sơn nước mykolor grand sự khác biệt là công nghệ kolormax 3D, dựng ngôi nhà bạn trên không gian 3D thực hơn rất nhiều, đặc biệt thêm đến 5 phương án màu, các hãng khác đa số chỉ 2 hay 3 là tối đa
Việc tính toán chi phí cho công trình của quý khách giúp quý khách chuẩn bị chi phí cho phần sơn nước chủ động hơn, nhất là giai đoạn sơn nước là giai  đoạn cuôi của công trình, đa số chủ đầu tư sẽ có phần đuối ngân sách. Hơn nữa, chủ đầu tư sẽ biết được ngôi nhà mình dùng sản phẩm gì, với tính năng gì, bao nhiêu tiền cho loại sơn đó...
Công ty cổ phần Hoàn Thiện 259 - Đại lý chính hãng của Sơn Mykolor Miền Bắc sẽ mang lại cho quý khách những sản phẩm sơn tốt nhất.Để nhận được báo giá sơn Mykolor tốt nhất
Hotline : 0981.89.59.89
Email : Mykolorgrand@gmail.com

HOẠT ĐỘNG M&A TRƯỚC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008

Hoạt động M&A trước khủng hoảng tài chính năm 2008 Trên thế giới, hoạt động M&A đã trải qua nhiều thăng trầm. Mỹ là nơi diễn ra các cuộc đại sáp nhập đầu tiên của Thế giới, bắt đầu từ những năm 1895 đến 1905. Trong thời gian này, các công ty nhỏ sáp nhập với nhau và tạo ra những công ty quy mô lớn hơn để thống trị thị trường, kết quả là có đến hơn 1.800 công ty đã biến mất. Tổng giá trị các công ty sáp nhập năm 1900 bằng 20% GDP của Mỹ tại cùng thời điểm, trong khi tỷ lệ này trong năm 1990 là 3% và từ năm 1998-2000 vào khoảng 10%-11% GDP. Tiếp sau đó, Mỹ còn chứng kiến bốn chu kỳ đỉnh cao của hoạt động sáp nhập: đó là các năm 1925-1929, 1965-1970, 1980-1985 và 19982000. Theo sau Mỹ, thị trường Anh cũng xuất hiện hoạt động M&A từ thập niên 60 ở thế kỷ XX. Thị trường các nước Châu Âu còn lại cũng có thị trường M&A từ những năm 1980. Kể từ khi cả ba thị trường này đều có hoạt động M&A thì dường như những “đợt sóng “ của hoạt động này diễn ra ở thị trường Mỹ tất yếu sẽ kéo theo những đợt sóng mạnh ở thị trường Châu Âu và Anh do sự toàn cầu hóa của nền kinh tế, cũng như sự liên quan của những thị trường này với nhau trong quá trình phát triển. Sau sự trổi dậy của làn sóng M&A của các doanh nghiệp trên Thế giới diễn ra vào năm 2000 thì hoạt động này tạm thời lắng xuống. Nhưng đến năm 2004, làn sóng M&A lại xuất hiện và liên tục phát triển mạnh cho đến hiện nay. Như vậy, từ đầu thập kỷ 20 đến thời điểm trước khủng hoảng tài chính năm 2008, hoạt động M&A trên thế giới đã trải qua sáu đợt sóng, mỗi đợt sóng đều đại diện cho những đặc trưng và kết quả cho từng giai đoạn phát triển khác nhau.
 1897 – 1904: Giai đoạn sáp nhập cho mục đích độc quyền.
 1916 – 1929: Giai đoạn sáp nhập với mục đích độc quyền nhóm bán.  1965 – 1969: Giai đoạn sáp nhập tổ hợp (sáp nhập thành tập đoàn).
 1981 – 1989: Giai đoạn sử dụng đòn bẩy tài chính để thực hiện M&A đặc biệt là M&A xuyên quốc gia.
 1992 – 2000: Giai đoạn cấu trúc lại chiến lược.
 Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế Thế giới tiếp tục chứng kiến một làn sóng M&A mới, dưới những hình thức đa dạng và quy mô lớn chưa từng có. Đợt sóng này không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nền kinh tế phát triển mà còn lan tỏa sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như: Hàn Quốc, Singapore, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông… cùng với những chính sách kêu gọi đầu tư ở những nước này đã mở ra một xu hướng hoạt động M&A xuyên quốc gia đặc biệt cho những công ty, tập đoàn muốn mở rộng hoạt động, củng cố lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, vốn đã bão hòa tại thị trường những nước phát triển. Đặc biệt, do áp lực cạnh tranh tăng cao nên trong giai đoạn này bùng nổ các hoạt động M&A giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau. Tính từ năm 1996 đến 2006 tỷ trọng số lượng các thương vụ M&A giữa các doanh nghiệp tư nhân so với tổng số tăng từ 6% lên 14%, trung bình mỗi năm số lượng các thương vụ tăng 12%. Nếu xét về giá trị đã tăng từ 8% năm 1996 lên 24% trong năm 2006, và trung bình mỗi năm tăng 24%. Năm 2006, tổng giá trị M&A toàn cầu đạt mức cao kỷ lục 3.460 tỷ USD. Vào năm 2007, hoạt động M&A trên thế giới lại đạt được kỷ lục mới, số liệu thống kê sơ bộ của hãng thông tin tài chính Thomson Financial cho thấy tổng giá trị các vụ M&A năm 2007 đạt 4.400 tỷ USD, tăng 27% so với mức 3.460 tỷ USD vào năm 2006. Trong đó, thương vụ lớn có thể được kể đến là việc Ngân hàng Hà Lan ABN Amro được Ngân hàng Anh Barclays mua lại với giá 90,8 tỷ USD vào tháng 4/2007.
Bảng 2.1: 9 thương vụ lớn nhất từ năm 2000-2004 Năm Bên mua Mục tiêu Trị giá(triệu USD)
Năm Bên MuaMục TiêuTrị Giá (Triệu Đô)
2000Fusion: Online Inc. (AOLTime Warner164,747
2000Glaxo Wellcome PlcSmithKline Beecham Plc75,961
2004Royal Dutch Petroleum Co.Shell Transport & Trading CO74,559
2006AT&T IncBellSouth Corporation72,671
2001Comcast CorporationAT&T Broadband & Internet Svcs72,041
2004Sanofi-Synthelabo SAAventis SA60,243
2000Spin-off: Nortel Networks Corporation59,974
2002Pfizer IncPharmacia Corporation59,515
2004JP Morgan Chase & CoBank One Corp58,761
M&A đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu hơn là bị thống trị bởi một vài quốc gia ít liên kết với nhau. Trong các năm 2000 và 2001, Mỹ, Châu Âu và Châu Á đã giải ngân xấp xỉ tương ứng là 60, 30 và 10 phần trăm số lượng hợp đồng theo mục tiêu. Nhưng từ năm 2005 tới năm 2008, sự phân bố này đã cân bằng hơn nhiều theo tỉ lệ tương ứng là 40, 40 và 20 phần trăm. Hoạt động M&A xuyên quốc gia đã tăng từ 23% theo tổng số trong năm 2000 lên 29% trong năm 2006 và 41% vào năm 2007. Tuy nhiên, nhìn chung thì thị trường Châu Âu và Mỹ vẫn là thị trường luôn diễn ra các hoạt động M&A sôi nổi nhất thế giới. Hoạt động M&A tại Châu Âu lần đầu tiên đã vượt qua Mỹ từ năm 2002, đạt 47% năm 2007 so với 34% cùng kỳ quý I năm 2006. Trong đó phải kể đến một số vụ như: HeidelbergCement AG mua lại công ty Hamson Plc với giá 7,85 tỷ bảng Anh (15,5 tỷ USD); Tập đoàn Thomson Corp. thâu tóm Reuters Group Plc với giá 8,7 tỷ bảng Anh…

KIA CERATO 1.6 AT - 2018

Kết quả hình ảnh cho KIA Cerato Logo
Có lẽ bạn chưa bao giờ nghĩ đến một sự đổi mới về kiểu dáng, một sự vượt trội về công nghệ và một phong cách độc đáo có thể hội tụ trên một chiếc xe. Bằng sự nổi trội về thiết kế và nhiều tính năng phong phú, CERATO 2018 bản 1.6 AT sẽ mang đến cho bạn những điều mà từ trước đến nay chỉ có trong trí tưởng tượng.
Cerato-1.6.AT

Thông số kỹ thuật của xe

  • Kích thước tổng thể (D x R x C) 4.560 x 1.780 x 1.445 (mm), chiều dài cơ sở 2.700 mm
  • Khoảng sáng gầm cao 150 mm, bán kính quay đầu xe 5,3 m
  • Động cơ xăng 1.6L (công suất 128 mã lực/ 6.300 vòng/phút, mô-men xoắn 157 Nm/ 4.850 vòng/phút)
  • Hệ truyền động: Số tự động 6 cấp, Dẫn động cầu trước
  • Phanh đĩa Trước - Sau, tay lái trợ lực điện
Kia-cerato

Ngoại thất

Ngoại thất Kia Cerato 1.6AT . So với Kia K3 tiền nhiệm thì Kia Cerato 2018 có kích thước tương đương. Tổng thể Dài x Rộng x Cao: 4.560 x 1.780 x 1.445 mm, chiều dài cơ sở là 2.700 mm, khoảng sáng gầm xe đạt 150 mm. Điểm nổi bật đầu tiên trên thân xe chính là tay nắm cửa được mạ crom sang trọng.
Phần đầu xe Kia Cerato 1.6at 2018 có thay đổi so với K3 ở bộ đèn ăn khớp với calang, dải đèn LED hình chữ L cách điệu. Calang dạng nan thay vì tổ ong trước đây. Nhìn chung phần đầu xe được đánh giá là đẹp hơn Kia K3 cũ.
ngoai-that
Hình ảnh chi tiết đèn trước xe Kia Cerato 2018 màu trắng. Công nghệ Halogen nhưng giả dạng thấu kính Projector tạo sự sang trọng và đẳng cấp cho Cerato.
Hình ảnh chi tiết đuôi xe Kia Cerato (Kia K3). Đuôi xe có cản sau được thiết kế mới. Đặc biệt cụm đèn hậu cũng có kiểu dáng mới với dải LED có phần sang trọng hơn K3. Điểm khác biệt nữa là đầu ống xả được thiết kế hình oval thay cho hình tròn trước.

Nội Thất Xe 

 1.6 MT 4-CỬA1.6 AT 4-CỬA2.0 AT 4-CỬA
Tay lái bọc da
Tay lái tích hợp điều khiển âm thanh
Tay lái tích hợp lẫy chuyển số 
Tay lái điều chỉnh 4 hướng
Chế độ vận hành Drive mode (Eco, Normal, Sport) 
Chế độ lái (Normal, Sport)  
Màn hình hiển thị đa thông tin
DVD, GPS, Bluetooth, 6 loa
Kết nối AUX, USB, iPod
Chế độ thoại rảnh tay
Sấy kính trước sau
Kính cửa điều khiển điện 1 chạm ở 2 cửa trướcCửa người lái
Điều hòa tự động 2 vùng độc lập
Hệ thống lọc khí bằng ion
Cửa gió điều hòa cho hàng ghế sau
Hộp giữ lạnh
Ghế da cao cấp (màu beige)
Ghế lái chỉnh điện 10 hướngChỉnh 6 hướng
Ghế lái tích hợp nhớ 2 vị trí 
Ghế sau gập 6:4
Gương chiếu hậu chống chói ECM 
Đèn trang điểm 
Cửa sổ trời điều khiển điện 
Cốp sau mở điện thông minh 
Móc ghế trẻ em
khoang-lai-cerato

Động cơ - Hộp số

Động cơ xăng 4 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 1.6 lít tạo ra công suất tối đa 128 mã lực tại 6.300 vòng/phút, cùng moment xoắn cực đại 157Nm khi tốc độ động cơ đạt 4.850 vòng/phút. Khối động cơ này sẽ được trang bị kèm với hộp số tự động 6 cấp
dong-co

Tính năng an toàn

Các tính năng an toàn của Cerato 2.0 2018 gồm 6 túi khí, sự hỗ trợ và bảo vệ “tận răng” với phanh ABS/EBD/BA, hệ thống cân bằng điện tử ESP, kiểm soát thân xe VSM, hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC, kiểm soát hành trình Cruise Control, cảm biến đỗ xe trước/sau, camera lùi, hệ thống chống trộm, khóa cửa điều khiển từ xa...

tien-ich
So với Kia Cerato số sàn thì bản Cerato 1.6AT sẽ cho bạn cảm giác nhẹ nhành, êm ái và rảnh tay hơn.Kia Cerato số tự động luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng
Liên Hệ Hotline 0983 343 606 Mrs.Dung để nhận được giá xe Cerato ưu đãi nhất

Địa chỉ : 

  • Email: dungntkiabacninh@gmail.com

Huy Hiệu Cài Áo Đẹp

Huy hiệu cài áo đẹp giá rẻ : Giới Thiệu Chung

“ Tháng Giêng là tháng ăn chơi – Tháng của lễ hội”
Hôm nay nhân dịp năm hết Tết đến, chúng tôi – Thiên Long Adv xin viết một bài giới thiệu về 1 vật không thể thiếu trong các lễ hội, sự kiện…Đó chính là chiếc Huy hiệu cài áo.
Huy hiệu cài áo đẹp tuy nhỏ bé nhưng ý nghĩa mà nó mang lại lại không thể phủ nhận. Sử dụng huy hiệu cài áo cũng là một cách để “ nhận diện thương hiệu”, những người cùng thuộc một lĩnh vực, bộ phận, sự kiện….
Thiên Long Adv nhận làm huy hiệu cài áo đẹp rẻ  với chất lượng hoàn hảo, sản phẩm có màu sắc đúng ý muốn và cam kết giá ưu đãi được hạ xuống mức thấp nhất có thể
làm sản xuất huy hiệu cài áo đẹp giá rẻ nhất hà nội
►►► Xem thêm về các mẫu huy hiệu khác (tại đây)
Huy hiệu cài áo đẹp giá rẻ : Đặc Điểm - Ứng Dụng Thực Tế
Hiện nay, huy hiệu cài áo cũng xuất hiện rất phổ biến, nhưng tìm được nơi sản xuất uy tín, chất lượng, mà Khách Hàng có thể Trực Tiếp Xem Sản Phẩm thì không phải ai cũng tìm được. Huy hiệu sản xuất bởi Thiên Long có đặc điểm:
  • Đa dạng về kích thước mẫu mã.
  • Màu sắc linh hoạt thay đổi theo ý khách hàng
  • Chất liệu có nhiều sự lựa chọn như: nhựa, kim loại, nhôm, đồng ,ăn mòn….phù hợp theo hoàn cảnh và giá thành mà Khách Hàng đưa ra.
  • Hình dáng tùy theo thiết kế - ý muốn của khách hàng: cute có, ngộ nghĩnh đáng yêu có, lịch sự nhã nhặn…
huy hiệu cài áo đẹp giá rẻ bền nhất hà nội
Công Ty Thien Long Adv với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực In Ấn – Quà Tặng, đã sản xuất các loại huy hiệu khác nhau cho nhiều công ty, đối tác…cam kết sản phẩm đạt chất lượng tuyệt vời đúng như mong muốn của Quý Khách Hàng. Chúng tôi nhận sản xuất huy hiệu cài áo với giá cực kì ưu đãi, càng nhiều càng rẻ. Đặc biệt số lượng nào Thiên Long Adv cũng làm, dù chỉ 1 chiếc.
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 09792 66666 Mr. Kim để được tư vấn miễn phí và báo giá trực tiếp.

"SALE TƯNG BỪNG - MỪNG ĐẠI LỄ" - MUA THỊT BÒ NHẬP KHẨU GIÁ CHỈ TỪ 169.000Đ/KG

Mừng Đại lễ Quốc Khánh Việt Nam 2/9, Homefarm tưng bừng khuyến mãi với nhiều sản phẩm vô cùng hấp dẫn. Ba chỉ bò Mỹ giá chỉ 169.000đ/Kg - Cá hồi tươi Nauy Fillet giá chỉ 499.000đ/Kg.
Chương trình bắt đầu từ ngày 29/8/2018 đến hết ngày 03/9/2018 trên toàn hệ thống 14 cơ sở và đặt hàng Online của Homefarm.
Nhiều mặt hàng giảm giá và quà tặng hấp dẫn dành cho quý khách hàng khi mua sắm tại Homefarm trong thời gian này:
Ba chỉ bò Mỹ giảm từ 199.000đ --> 169.000đ/Kg
Cá hồi tươi Nauy Fillet giảm từ 549.000đ --> 499.000đ/Kg. 
Đặc biệt, khi mua cá hồi tươi Nauy Fillet, quý khách sẽ có cơ hội mua Gầu bò Úc giá 159.000đ/Kg (Giá cũ 229.000đ/Kg):
- Với đơn hàng 0,5 Kg cá hồi tươi Nauy fillet, quý khách được tặng 1 set rau Sashimi trị giá 20.000đ và mua tối đa 1 Kg gầu bò Úc giá 159.000đ/Kg.
gau-bo
- Với đơn hàng 1 Kg cá hồi tươi Nauy fillet, quý khách được tặng 2 set rau Sashimi trị giá 20.000đ và mua tối đa 2 Kg gầu bò Úc giá 159.000đ/Kg.
ca-hoi-nauy
Chương trình khuyến mãi đầy hấp dẫn mừng Quốc khánh 2/9 từ Homefarm là dịp để người tiêu dùng lựa chọn cho mình những sản phẩm nhập khẩu tươi ngon, chất lượng với giá ưu đãi nhất!

HOMEFARM XIN THÔNG BÁO:

 Homefarm cam kết 100% về nguồn gốc xuất xứ
 Đổi trả 100% hàng hóa lỗi hỏng
 Giao hàng từ 8h00 đến 20h00
 Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ trên 400.000 bán kính dưới 10km, các đơn hàng khác phí ship từ 10-25k.
THỰC PHẨM CAO CẤP HOMEFARM
 Hotline (024) 7108.1008

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM : NHÌN TỪ BÊN MUA VÀ BÊN BÁN

Mua bán (acquisition) và sáp nhập (merger) doanh nghiệp (M&A) là một phần tất yếu của bất cứ nền kinh tế lành mạnh nào và là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp…
Mua bán (acquisition) và sáp nhập (merger) doanh nghiệp (M&A) là một phần tất yếu của bất cứ nền kinh tế lành mạnh nào và là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đó là cách thức chủ yếu để các doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình và đem lại thu nhập cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư. Nguyên tắc M &A là tạo ra giá trị cho cổ đông bao trùm và lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai doanh nghiệp khi hai doanh nghiệp tồn tại riêng rẽ. 1. Khái niệm về M &A theo quy định của pháp luật Việt Nam Hoạt động M &A ở Việt Nam được quy định rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và hiện chưa có một khung pháp luật hoàn chỉnh và thống nhất điều chỉnh lĩnh vực này. Các giao dịch M &A, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể liên quan và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, về chứng khoán, về cạnh tranh, về đầu tư và luật hợp đồng. Thuật ngữ “mua bán” và “sáp nhập” là hai khái niệm luôn đi kèm với nhau nhưng lại thường bị nhầm lẫn hoặc được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù hai thuật ngữ này có sự khác biệt cơ bản về bản chất. Hai hoạt động này khác nhau và hệ quả pháp lý của chúng cũng khác nhau.
Trong những năm gần đây, hoạt động M &A trở nên sôi động hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, các giao dịch này chủ yếu là các giao dịch mua lại. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội thảo về vấn đề này diễn ra ngày 11/6 vừa qua tại Hà Nội, năm 2005 chỉ có 18 vụ M &A với tổng giá trị là 61 triệu đôla Mỹ, năm 2006 có 32 vụ với tổng giá trị các thương vụ là 245 triệu đôla Mỹ. Năm 2007, Việt Nam có hơn 90 vụ M &A với giá trị giao dịch là hơn 1, 7 tỷ đôla Mỹ và năm 2008, đã có gần 40 vụ sáp nhập và mua lại với tổng giá trị gần 30 triệu đôla Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong 5 đến 10 năm tới, sẽ có từ 30% đến 50% doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ sáp nhập hoặc bị sáp nhập với các đối tác khác. Hoạt động M &A tiếp tục diễn ra sôi động do đây là một hình thức đầu tư ngày càng phổ biến và tiện lợi; do sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua; do nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao những cơ hội đầu tư tại Việt Nam cũng như do những cam kết của Chính phủ Việt Nam trong lộ trình thực hiện khi gia nhập WTO; và do những ảnh hưởng quốc tế với sự góp mặt của hàng loạt quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Mặc dù thuật ngữ “M &A” được sử dụng rất thông dụng ở Anh quốc cũng như ở Hoa Kỳ nhưng trên thực tế, lại không có một định nghĩa pháp lý nào về việc sáp nhập hai công ty thành một công ty. Do đó, các giao dịch thường được cơ cấu thành giao dịch mua cổ phần hoặc mua tài sản. Với các nước có hệ thống dân luật như Trung Quốc, khi nói đến một giao dịch “M &A” có nghĩa là đề cập đến một giao dịch khi một doanh nghiệp được thành lập ở Trung Quốc sẽ, bằng việc mua lợi ích trong phần vốn chủ sở hữu hiện tại, đặt mua thêm phần vốn phát hành bổ sung, mua tài sản hoặc nợ, giành lấy hoặc có được quyền kiểm soát thực tế của doanh nghiệp đã được thành lập và vẫn đang tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Trên thực tế, nếu một doanh nghiệp mua lại hoàn toàn một doanh nghiệp khác và đóng vai trò là người chủ sở hữu mới thì giao dịch đó được gọi là mua lại (acquisition).
Dưới góc độ pháp lý, công ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty mua lại sẽ tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty kia và cổ phiếu của công ty mua lại vẫn được giao dịch bình thường. Sáp nhập, theo nghĩa đơn giản nhất, là việc hai công ty thường là có cùng quy mô, thống nhất sẽ cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp. Cổ phiếu của hai công ty này sẽ không còn tồn tại mà công ty mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu mới thay thế. Ở Việt Nam, M&A là việc mua bán một tài sản, ví dụ như mua bán một nhà máy, một bộ phận doanh nghiệp hoặc thậm chí là toàn bộ doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2005 không đưa ra một định nghĩa cụ thể về mua bán doanh nghiệp. Tuy vậy, khái niệm mua lại doanh nghiệp lại được cụ thể trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Theo đó, mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại (1). Trên thực tế, một giao dịch M &A điển hình là việc một công ty – bên mua – mua tài sản hoặc cổ phần /phần vốn góp của bên bán và thanh toán cho bên bán bằng tiền mặt, chứng khoán hoặc các tài sản có giá trị khác của mình.
Trong một giao dịch mua bán cổ phiếu, cổ phiếu của bên bán không cần phải kết hợp với cổ phiếu hiện hành của bên mua mà thường được cơ cấu để một công ty con mới hoặc một bộ phận hoạt động riêng biệt của bên mua nắm giữ. Với một giao dịch mua bán tài sản, tài sản được bên bán chuyển cho bên mua và tài sản này sẽ trở thành tài sản được tạo lập thêm của bên mua với hy vọng và mong muốn rằng giá trị của tài sản vừa mua được sẽ vượt cao hơn giá mà bên mua đã thanh toán theo thời gian. Theo đó, giá trị của cổ đông tăng lên do lợi ích về chiến lược và tài chính của giao dịch. Do chưa có một định nghĩa đầy đủ về mua bán doanh nghiệp trong các ngành luật cụ thể, các giao dịch mua bán có thể được cấu trúc dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm việc phát hành cổ phiếu mới, ưu tiên bán cổ phiếu phát hành mới cho các cổ đông chiến lược với mức giá ưu đãi, tăng vốn điều lệ, ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược, trở thành hệ thống đại lý phân phối hay bao tiêu sản phẩm, dịch vụ và trong một chừng mực nào đó bao gồm cả sáp nhập. Về bản chất, mua bán công ty là việc giành lấy quyền kiểm soát trong việc quản lý nội bộ trong công ty, mục tiêu thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Nếu mục đích mua bán công ty nhằm chiếm lĩnh phần lớn thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh, đưa ra những thông tin sai lệch về bên bán nhằm tận dụng điểm này trong thương lượng giá cả… thì việc mua bán cần được xem xét kỹ lưỡng hơn theo các quy định của luật cạnh tranh và luật chứng khoán. Trong khi đó, sáp nhập doanh nghiệp nói chung là sự kết hợp của hai hoặc nhiều doanh nghiệp, trong đó tài sản và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán bị doanh nghiệp mua tiếp quản toàn bộ. Mặc dù doanh nghiệp mua có thể là một tổ chức khác biệt về cơ bản sau khi sáp nhập, nhưng doanh nghiệp này vẫn giữ đặc điểm ban đầu của nó.
Một giao dịch sáp nhập điển hình là việc hai công ty tham gia cùng nhau (thường là thông qua việc trao đổi cổ phiếu hay phần vốn góp) để trở thành một công ty.** Luật Doanh nghiệp 2005 quy định “sáp nhập doanh nghiệp” là một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty sáp nhập (2). Theo Luật Cạnh tranh năm 2004, “sáp nhập doanh nghiệp”cũng được giải thích tương tự như được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, đó là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập (3). Ngoài khái niệm sáp nhập doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Mặc dù việc sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp đã được quy định và phản ánh trong Luật Doanh nghiệp 2005 nhưng có rất ít các thương vụ sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện. Sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp có thể diễn ra trên quy mô và hình thức khác nhau dựa vào cấu trúc của doanh nghiệp, mục đích và quan hệ của bên bán và bên mua.
Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa quy định các tiêu chí cụ thể để đánh giá và xếp loại hoạt động sáp nhập doanh nghiệp nhưng trên thực tế có các hình thức sáp nhập sau đây: (a)** Sáp nhập các doanh nghiệp cùng ngành (sáp nhập theo chiều ngang): sáp nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp, có cùng loại sản phẩm và thị trường. Mục đích của các giao dịch sáp nhập loại này là nhằm tăng cường hiệu quả và chiếm được thị phần rộng hơn; (b)** Sáp nhập theo chiều dọc: là việc sáp nhập giữa các công ty tham gia vào quá trình khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối. Mục đích của các giao dịch sáp nhập loại này là để giảm thiểu được chi phí sản xuất, chi phí giao dịch và các chi phí khác thông qua việc quản lý các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối; (c)** Sáp nhập kết khối: là việc sáp nhập giữa các công ty không 
cùng lĩnh vực kinh doanh. Mục đích của các giao dịch sáp nhập này là nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đa ngành nghề sau khi sáp nhập.
Những phân tích ở trên cho thấy, từ góc độ pháp lý, sáp nhập và mua lại là hai khái niệm khác nhau về bản chất và cần phải được hiểu độc lập và riêng rẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, sự khác biệt về nghĩa của hai thuật ngữ này có thể không phải là vấn đề cốt lõi bởi vì kết quả cuối cùng của các giao dịch M &A thường là giống nhau: hai hoặc nhiều công ty có quyền sở hữu riêng biệt, sau M&A, sẽ có cùng mục tiêu hoạt động mà thông thường là để đạt được một số mục đích về chiến lược và tài chính. ảnh hưởng có tính chiến lược, tài chính, thuế và thậm chí là văn hóa của một giao dịch có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào từng loại giao dịch.* Mặc dù pháp luật có những quy định về thủ tục M &A nhưng các quy định này vẫn chỉ rất sơ sài và chỉ nhằm để hướng dẫn các bên về việc thông báo và đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến giao dịch. Trên thực tế, việc mua bán hay sáp nhập công ty được thực hiện trên nguyên tắc tự do thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật và thủ tục tiến hành tùy từng trường hợp, có thể phức tạp hoặc đơn giản. 2. Các vấn đề cần quan tâm từ góc độ của bên mua và bên bán trong giao dịch M &A Như đã trình bày ở trên, quy trình thực hiện một giao dịch M &A cụ thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố như bản chất của giao dịch, hoạt động kinh doanh của bên mua và bên bán và các yếu tố khác mà có thể cần phải được xem xét từ khía cạnh của luật cạnh tranh (như các vấn đề liên quan đến tập trung kinh tế) và luật chứng khoán (nghĩa vụ công bố thông tin).
Tuy nhiên, một giao dịch M &A thành công là một giao dịch được xây dựng trên cơ sở các bên cùng có lợi. Vậy các bên trong giao dịch M &A thường quan tâm đến những vấn đề gì và thực hiện các bước như thế nào khi tham gia vào giao dịch M &A? Trước tiên, cả hai bên đều phải xác định mục tiêu của mình khi tham gia giao dịch. Để xác định được mục tiêu này họ sẽ phân tích những lợi ích về kinh tế và tài chính mà họ sẽ đạt được thông  qua M &A. Khi đã xác định được mục tiêu của mình, thông thường các bên sẽ thành lập một nhóm bao gồm những người quản lý, kế toán, các nhà tư vấn tài chính, thuế, pháp lý và nếu là bên mua thì có thể là cả các ngân hàng đầu tư. Nhiệm vụ của nhóm* này là tìm kiếm các công ty đối tác mục tiêu của mình. Quá trình này có thể dẫn đến việc: nhóm của bên mua sẽ đề xuất để tiến hành việc thẩm tra toàn diện doanh nghiệp bên bán. Mục đích của việc thẩm tra doanh nghiệp này là để bên mua có thể đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật, thực trạng hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp của bên bán. Cụ thể là bên mua sẽ xem xét các vấn đề liên quan đến cơ cấu cổ đông, cách thức và các quy định của công ty về quyền lợi cơ bản của các cổ đông (đặc biệt là quyền lợi của cổ đông thiểu số), các vấn đề về tài chính (các 
khoản nợ, khoản vay, các nghĩa vụ và cam kết tài chính, các khoản phải thu, phải trả và bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp), chế độ và chuẩn mực kế toán, kiểm toán, việc quản lý và điều hành doanh nghiệp (quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành, cơ chế họp hành và biểu quyết), các quy định về lao động, tiền lương, bảo hiểm, môi trường, danh sách các khách hàng truyền thống, các hợp đồng chủ yếu đã được bên bán ký và nghĩa vụ của bên bán theo các hợp đồng này, quyền sở hữu trí tuệ, tranh tụng, khiếu nại và các vấn đề khác.
Việc bên mua quyết định có tiến hành M &A hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả thẩm tra một cách toàn diện các vấn đề nói trên liên quan đến bên bán. Ngược lại với bên mua trong các giao dịch M &A, bên bán thường không tiến hành thẩm tra toàn diện đối với doanh nghiệp là bên mua. Những vấn đề mà bên bán quan tâm chỉ là liệu bên mua có tiềm lực về tài chính, có khả năng quản lý điều hành và có thực hiện đúng các quy định về thanh toán giá mua hay không. Thường thì bên bán có thể kiểm tra vấn đề này bằng việc yêu cầu bên mua phải cung cấp một số văn bản, giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của mình mà không cần phải tiến hành một cuộc thẩm tra doanh nghiệp toàn diện như bên mua phải thực hiện. Hơn nữa, trong hầu hết các giao dịch M &A, việc thanh toán thường được cơ cấu bằng một thỏa thuận có liên quan đến tài khoản ký quỹ (escrow account) mà sẽ được thảo luận chi tiết dưới đây.
Sau quá trình thẩm tra doanh nghiệp, nếu bên mua cho rằng giao dịch M &A là khả thi, bên mua sẽ gửi các văn bản bày tỏ ý định mua doanh nghiệp với các điều khoản và điều kiện sơ bộ, tiến hành đàm phán sơ bộ và đánh giá mục tiêu lựa chọn. ở giai đoạn này, bên mua cũng có thể sẽ lựa chọn ngay cấu trúc của giao dịch. Việc xác định cấu trúc của giao dịch thông thường sẽ gắn liền với việc xác định nguồn tài chính để tài trợ cho thương vụ. Thông thường, các giao dịch M &A ở Việt Nam là do bên mua và bên bán tự thỏa thuận. Tuy nhiên, cũng có những giao dịch điển hình có nhiều bên mua quan tâm và do đó, việc mua bán có thể phải trải qua một thủ tục đấu thầu để lựa chọn. Nếu M &A phải thực hiện thông qua đấu thầu thì giao dịch sẽ có tính cạnh tranh bởi có thể có một số bên mua sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi do các tiêu chí được bên bán quy định. Khi bên mua và bên bán đã thỏa thuận được với nhau một số nội dung cơ bản liên quan đến giao dịch, các bên sẽ thảo luận để thiết lập một quy trình mua bán với mục tiêu là kết thúc giao dịch nhanh và hiệu quả. Thực hiện quy trình này, các bên phải xử lý các vấn đề sau: (a)** Phải xin và nhận được các chấp thuận cần thiết trong nội bộ của công ty (dù là bên mua hay bên bán) và từ các bên thứ ba (bao gồm cả chấp thuận, giấy phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có) liên quan đến giao dịch; (b)** Đưa ra ý kiến của mình về cấu trúc giao dịch, các văn bản tài liệu cần phải soạn thảo liên quan đến giao dịch và thống nhất  được các vấn đề này; (c)** Chuẩn bị cho ngày hoàn thành giao dịch và thực hiện các quy định được các bên thỏa thuận để hoàn thành giao dịch; (d)** Tiến hành các công việc cần thiết sau ngày hoàn thành và thực hiện trách nhiệm của mỗi bên trong giai đoạn này; và (e)** Thực hiện việc hợp thành giữa hai pháp nhân. Trong bất cứ một giao dịch M &A nào, giá cả luôn là vấn đề được các bên quan tâm và thảo luận ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, cơ chế thanh toán có thể sẽ liên quan đến một số điều kiện cụ thể và bản chất của giao dịch. Việc các bên cùng ký vào một thỏa thuận hay hợp đồng liên quan đến M &A không có nghĩa là giao dịch M &A đó đã thành công và có thể kết thúc.
Các giao dịch M &A chỉ được coi là đã hoàn thành khi quyền của bên mua được ghi nhận đầy đủ theo quy định của pháp luật và bên bán nhận được các giá trị đã được các bên thỏa thuận. Trong hầu hết các thương vụ M &A, các bên thường chú trọng đàm phán các vấn đề sau đây: (a)** Các điều kiện tiên quyết để giao dịch có hiệu lực Một giao dịch M &A có thể liên quan đến những vấn đề cần được thảo luận trong nội bộ các bên; hoặc một vấn đề cụ thể mà vấn đề này phải xin và nhận được chấp thuận hay phê chuẩn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc liên quan đến những vấn đề then chốt khác mà nếu thiếu nó, bên mua có thể sẽ không mua nữa hoặc bên bán không thể bán. Trong quá trình xác định hoặc đàm phán một giao dịch M &A, thông thường các bên sẽ quy  định các vấn đề này thành các điều kiện tiên quyết mà nếu các điều kiện này không được thỏa mãn thì giao dịch, mặc dù đã được hai bên ký kết, sẽ không được coi là có hiệu lực. Đối với một giao dịch M &A có điều kiện, các bên phải thỏa thuận với nhau về lịch biểu và thời hạn dự kiến để một hoặc cả hai bên phải thực hiện và hoàn thành các điều kiện tiên quyết đó trước khi tiến hành các công việc tiếp theo, hoặc trước khi bên bán nhận được một khoản tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Thực tế, mỗi bên sẽ đặt ra các mốc thời gian để yêu cầu bên kia hoàn thành các công việc theo mốc thời gian đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào mỗi bên cũng sẽ đạt được mục đích của mình về vấn đề này và các bên thường phải thỏa hiệp để có thể đạt được thỏa thuận. (b)** Các khẳng định và đảm bảo của bên mua Tất cả các thỏa thuận M &A tiêu chuẩn đều thiết kế một phần quy định các khẳng định và đảm bảo của các bên khi tham gia giao dịch. Theo đó, một bên sẽ khẳng định và bảo đảm với bên kia rằng, bên đó: (i) được thành lập hợp lệ và đang tiến hành hoạt động kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam; (ii) có đủ quyền hạn và thẩm quyền để ký kết và thực hiện các hợp đồng và thỏa thuận liên quan đến giao dịch; (iii) việc ký kết và thực hiện giao dịch không vi phạm điều lệ và các quy định khác của bên đó và bên đó đã nhận được sự cho phép, chấp thuận cần thiết (trong nội bộ bên đó hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) để ký kết và thực hiện* giao dịch; (iv) tài sản (cổ phần, phần vốn góp, bất động sản, máy móc thiết bị) không đang bị cầm cố, thế chấp hoặc đang được sử dụng làm biện pháp bảo đảm cho bất cứ nghĩa vụ nào của bên đó hoặc bên thứ ba; (v) (thường áp dụng đối với bên bán) bên đó sẽ không ký kết bất cứ thỏa thuận /hợp đồng nào liên quan đến việc bán, chuyển nhượng tài sản hoặc cung cấp dịch vụ có giá trị nhất định được các bên thỏa thuận hoặc ký kết các hợp đồng tín dụng, vay mượn mà không thông báo (hoặc không được sự chấp thuận) của bên mua; (vi) bên đó sẽ vẫn tiến hành (hoặc không thay đổi) bản chất hoạt động kinh doanh mà mình đang thực hiện kể từ ngày ký kết các thỏa thuận liên quan đến giao dịch; (vii) bên đó (bên bán) sẽ duy trì sổ sách kế toán theo đúng chuẩn mực cho phép và bảo đảm rằng bên mua có thể dễ dàng xem xét các sổ sách này khi có yêu cầu hợp lý; và (viii) các tuyên bố và đảm bảo khác về quyền sở hữu trí tuệ, về duy trì tài khoản ngân hàng và duy trì các hợp đồng đã ký hoặc đang thực hiện, duy trì và hoàn tất việc đăng ký tài sản (đối với những tài sản pháp luật đòi hỏi phải đăng ký), duy trì các hợp đồng bảo hiểm, giải quyết xong toàn bộ các vấn đề lao động… Đối với một giao dịch M &A điển hình, các bên thường xem xét rất kỹ lưỡng các điều khoản này để xác định là thật sự bên đó có khả năng và năng lực để khẳng định và đảm bảo về những vấn đề được quy định hay không. Bởi vậy, việc đàm phán các vấn đề này thường mất rất nhiều thời gian. (c)** Thanh toán thông qua tài khoản ký quỹ* (escrow account) Điều khoản thanh toán và các phương thức thanh toán là điều khoản được cả hai bên rất quan tâm xuất phát từ quan điểm và lợi  ích của mỗi bên. Đối với các giao dịch M &A mà bên mua là nước ngoài, việc thanh toán phải được thực hiện phù hợp với các quy định về quản lý ngoại hối. Theo đó, khoản tiền mà bên bán thu được từ giao dịch M &A phải được chuyển vào tài khoản tài khoản đầu tư trực tiếp hoặc tài khoản đầu tư chứng khoán, tùy từng trường hợp).
Đối với các giao dịch giữa các công ty trong nước, vấn đề về quản lý ngoại hối không được đặt ra. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, cả bên mua và bên bán đều quan tâm đến cơ chế thanh toán. Do đó, cơ chế thanh toán hợp lý mà các bên thường lựa chọn là thông qua một tài khoản ký quỹ. Sử dụng phương tiện thanh toán này, cả hai bên đều có thể yên tâm là quyền của họ được bảo vệ. Cụ thể, các bên sẽ mở một tài khoản mà hai bên sẽ cùng là đồng chủ tài khoản. Việc thanh toán sẽ chỉ được ngân hàng thực hiện cho bên bán hoặc bên mua khi ngân hàng nhận được yêu cầu thanh toán được cả hai bên ký hợp lệ và được gửi kèm theo những tài liệu, giấy tờ mà các bên thỏa thuận là cần phải đệ trình cho ngân hàng tại thời điểm thanh toán. Điều khoản về tài khoản ký quỹ này sẽ phải được xem xét cùng với các điều khoản khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và lịch biểu để thực hiện và hoàn tất các quyền và nghĩa vụ đó. (d)** Các vấn đề về lao động Pháp luật lao động của Việt Nam cũng có các quy định bảo vệ quyền lợi của người lao động trong giao dịch M &A. Theo các quy định hiện hành, nếu bên bán chuyển nhượng một tài sản là một dây chuyền sản xuất, bên mua sẽ phải tiếp nhận toàn bộ lao động liên quan đến dây chuyền đó. Trong nhiều trường hợp, bên mua sẵn sàng tiếp nhận toàn bộ số lao động liên quan của bên bán nhưng cũng có những trường hợp bên mua chỉ muốn tiếp nhận một phần trong số họ, những người mà theo quan điểm của bên mua có thể tiếp tục làm việc hoặc có thể sẽ làm việc được sau một thời gian đào tạo. Thực tế, vấn đề này được xử lý theo những cách thức khác nhau.
Về mặt nguyên tắc, bên mua sẽ tiếp nhận toàn bộ số lao động liên quan. Trong trường hợp đó, bên mua sẽ yêu cầu bên bán phải cam kết sẽ giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến số lao động mà họ sẽ tiếp nhận trước khi giao dịch M &A được coi là hoàn thành. Các vấn đề mà bên mua quan tâm và yêu cầu bên mua giải quyết có thể bao gồm tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, bảo hiểm và bên mua cũng đề xuất bên bán phải cam kết rằng các vấn đề này đã được giải quyết toàn bộ trước khi hoàn thành giao dịch. (e)** Các vấn đề liên quan đến thuế Bên mua luôn luôn quan tâm đến vấn đề thuế. Bởi vậy, họ thường yêu cầu bên bán phải cam kết rằng bên này đã hoàn thành mọi nghĩa vụ thuế và tài chính phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của mình cho đến ngày hoàn thành. Liên quan đến vấn đề này, bên bán sẽ yêu cầu bên mua phải cam kết rằng trong trường hợp bên mua phải nộp bất cứ khoản thuế, nghĩa vụ tài chính nào sau ngày hoàn thành mà nghĩa vụ này đã được bên bán cam kết là  đã thực hiện, bên bán phải hoàn lại tất cả các khoản tiền mà bên mua thanh toán cho cơ quan thuế và hơn nữa, bồi hoàn cho bên mua mọi khoản tiền, nghĩa vụ mà bên mua phải gánh chịu do việc bên bán đã vi phạm cam kết. Ngoài ra, pháp luật thuế hiện hành của Việt Nam quy định rằng nếu giá trị chuyển nhượng trong giao dịch M &A mà bên bán nhận được cao hơn giá trị ban đầu, bên bán sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ giá trị tăng thêm đó. Rõ ràng, đây là nghĩa vụ bên bán nhưng đây là vấn đề mà các bên luôn đặt ra để đàm phán và nó có thể ảnh hưởng đến giá của giao dịch M &A. Nếu bên bán phải nộp thuế, giá của giao dịch có thể cao hơn đủ để trang trải khoản thuế đó và ngược lại. (f)*** Cơ chế giải quyết tranh chấp Một giao dịch M &A không có yếu tố nước ngoài thì luật điều chỉnh của giao dịch đó là luật Việt Nam và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là tòa án hoặc trọng tài, tùy thuộc vào lựa chọn của các bên. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cho phép các bên trong một giao dịch có thể lựa chọn luật nước ngoài là luật điều chỉnh của giao dịch và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là tòa án hoặc trọng tài Việt Nam hoặc tòa án hoặc trọng tài nước ngoài nếu giao dịch có yếu tố nước ngoài (4). Thực tế cho thấy, các giao dịch mua lại gần đây thường là giao dịch trong đó một bên nước ngoài mua cổ phần, tài sản của một doanh nghiệp Việt Nam. Trong các giao dịch đó, bên nước ngoài thường đề nghị và không thỏa hiệp về cơ chế giải quyết tranh chấp. Theo đó, cơ  quan tài phán được lựa chọn là trọng tài nước ngoài (thường là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông).
Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, các cơ quan trọng này là các cơ quan giải quyết tranh chấp trung lập, họ có khả năng, kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp cũng phải được xem xét trên cơ sở của pháp luật Việt Nam. Luật Tố tụng Dân sự 2003 quy định, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với các giao dịch mà đối tượng là bất động sản là tòa án Việt Nam. Do vậy, các bên trong giao dịch mua tài sản là bất động sản không có cơ hội để đàm phán cơ quan giải quyết tranh chấp trong trường hợp này. Hầu hết các nhà đầu tư đều quan ngại về hiệu lực thực thi tại Việt Nam của các phán quyết do các cơ quan tài phán nước ngoài ban hành. Việc chọn tòa án nước ngoài là rất hãn hữu do những quy định về thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài của Việt Nam rất hạn chế. Mặc dù Việt Nam là thành viên của Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, nhưng cho đến nay, số lượng các trường hợp, quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Lý do là vì thủ tục công nhận và cho thi hành các phán quyết này rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Do đó, khi bàn về vấn đề này, bên nước ngoài thường tìm hiểu xem liệu bên Việt Nam có tài sản ở nước ngoài  không để dễ dàng thuận tiện cho việc thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. (1) Điều 17, Khoản 3, Luật Cạnh tranh năm 2004. (2) Xem Điều 153, Luật Doanh nghiệp năm 2005. (3) Xem Điều 17, Khoản 1, Luật Cạnh tranh năm 2004. (4) Điều 758, Bộ luật Dân sự quy định “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước 
ngoài”.